Truyền thông

Cán bộ nông vụ An Phước đồng hành cùng hộ dân trồng cây gai xanh tại Đà Bắc, Hòa Bình

Vừa qua, ngày 6/8, cán bộ nông vụ của công ty nông nghiệp An Phước đã cùng với các hộ dân trồng gai tại các xã Trung Thành, Yên Hòa huyện Đà Bắc, Hòa Bình thăm đồng ruộng và cùng khảo sát tìm hiểu nguyên nhân một số diện tích trồng gai xanh cho năng suất thấp tại một số hộ trồng gai tại khu vực, đồng thời giải đáp các thắc mắc về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây gai xanh của người dân.

Đánh giá mức độ hiệu quả của cây gai xanh khi được sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và phân hữu cơ khoáng cho cây gai xanh

Tại huyện Đà Bắc, cây gai xanh đang dần trở thành loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây truyền thống như ngô, sắn. Tuy nhiên, để đạt được năng suất và chất lượng tốt nhất, việc bón phân đúng cách và chăm sóc cây sau mỗi mùa thu hoạch là vô cùng quan trọng.

Cán bộ kỹ thuật của An Phước đã phối hợp với hộ dân Lường Văn Phúc ở xóm Lang, xã Yên Hòa thực hiện mô hình thí điểm sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và hữu cơ khoáng của công ty An Sơn cho cây gai xanh. Kết quả cho thấy cây phát triển vượt trội, đặc biệt về chiều cao và số nhánh.

cán bộ kỹ thuật An Phước và người dân trồng gai xanh AP1

Cán bộ cùng người dân đánh giá độ hiệu quả của phân bón An Sơn trên mô hình cây gai xanh

Cán bộ nông vụ An Phước và người dân đã tiến hành đánh giá ban đầu về hiệu quả của phân bón hữu cơ. So với các loại phân bón trước đây, cây gai xanh trong mô hình này phát triển tốt hơn từ 15-20%, về cả chiều cao, đường kính thân, và số nhánh trên mỗi khóm.

ruộng gai xanh AP1

Cây gai sử dụng phân bón An Sơn sinh trưởng phát triển tốt hơn (chiều cao, đường kính thân, số nhánh/khóm) cao hơn từ 15-20%, (bên trên vạch đỏ) so với cây gai sử dụng phân bón hộ dân đang sử dụng (bên dưới vạch đỏ)

Hộ anh Lường Văn Phúc- người trực tiếp thực hiện mô hình theo hướng dẫn của cán bộ nông vụ An Phước, cũng như các hộ dân trồng gai xanh trong khu vực xã Yên Hòa đều nhận thấy sự khác biệt, chuyển biến tốt hơn so với vụ gai trước đây khi sử dụng loại phân bón mới này. Theo dự kiến của anh Phúc lứa gai này dự kiến thu hoạch được trên 200kg vỏ gai khô trên diện tích 3000m2, năng suất tăng hơn 2 lần so với lứa thu hoạch trước khi làm mô hình.

ruộng gai xanh AP1

Sự khác biệt về chiều cao giữa cây gai sử dụng phân bón đang sử dụng (trái) và cây gai sử dụng phân bón An Sơn (phải)

Cán bộ nông vụ An Phước hướng dẫn kỹ thuật trồng cây gai xanh AP1 hiệu quả cho nông dân Đà Bắc

Một số hộ dân tại các xã Trung Thành, Yên Hòa huyện Đà Bắc, nơi tập trung nhiều diện tích trồng gai xanh và đã canh tác trong thời gian dài đã gặp phải tình trạng cây gai sinh trưởng kém, lá vàng úa và chiều cao cây không đạt tiêu chuẩn sản phẩm loại 1, dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả thu từ cây gai xanh chưa cao như kỳ vọng của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình và bản thân các hộ trồng gai xanh. 

Trước thực trạng này, cán bộ nông vụ An Phước đã có mặt tại các khu vực sản xuất gai xanh khi được yêu cầu hỗ trợ để cùng với các hộ dân trồng gai xanh cùng tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế, nhân lực và tập quán canh tác gai xanh của hộ dân.

cán bộ kỹ thuật An Phước

Cán bộ nông vụ cùng hộ dân trồng gai xanh tìm hiểu nguyên nhân cây gai cho năng suất thấp

Cán bộ nông vụ An Phước đã tiến hành kiểm tra thực địa và trao đổi với người dân để tìm ra nguyên nhân. Qua quá trình khảo sát, nhận thấy rằng nguyên nhân chính bao gồm:

  • Rệp sáp hại gốc: Sâu bệnh tấn công rễ cây, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
  • Cỏ dại: Cỏ vừng, cỏ chiên phát triển mạnh, cạnh tranh dinh dưỡng với cây gai xanh.
  • Úng nước: Một số ruộng bị úng nước do mưa lớn, làm thối củ, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

lá cây gai xanh

Cây gai héo do thối ủ, nguyên nhân làm năng suất không cao, năng suất vỏ gai thấp

cây cỏ vừng, cỏ chiênCây cỏ vừng hay cỏ chiên phát triển nhiều tại các ruộng cây gai xanh có năng suất thấp.

Những cán bộ nông vụ An Phước đã tận tình giải thích cho người trồng gai xanh hiểu rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc cây gai một cách kỹ lưỡng, cẩn thận và đúng cách ngay từ khi kết thúc thu hoạch để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây gai xanh sinh trưởng và phát triển, từ đó gia tăng hiệu quả kinh tế từ cây gai xanh. 

Để cải thiện năng suất, cán bộ kỹ thuật An Phước đã đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện canh tác và tài chính của người dân, bao gồm:

  • Loại bỏ cỏ dại: Xử lý sạch cỏ vừng, cỏ chiên để giảm cạnh tranh dinh dưỡng, giúp cây gai phát triển tốt hơn.
  • Cung cấp dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali theo hướng dẫn từ cán bộ kỹ thuật.
  • Phòng ngừa sâu bệnh: Kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm dấu hiệu sâu bệnh, từ đó xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

cán bộ nông nghiệp An PhướcCán bộ nông vụ An Phước hướng dẫn người dân cách kiểm tra bất thường của cây gai xanh và giải pháp khắc phục các sự cố trong trồng và chăm sóc cây gai xanh

Cán bộ kỹ thuật công ty cũng hướng dẫn người trồng gai xanh cách dễ dàng nhận biết các dấu hiệu của bệnh và dịch hại trên cây gai cùng biện pháp phòng trừ, từ đó có thể kịp thời phát hiện sớm, xử lý và phòng ngừa các dịch hại ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây gai xanh. 

ruộng cây gai xanh AP1Ruộng gai của một hộ dân tại Đà Bắc, Hòa Bình

Có thể thấy, với sự đồng hành và hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp An Phước, các hộ dân trồng gai tại Đà Bắc, Hòa Bình không chỉ nâng cao được kiến thức về cây gai xanh, hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây gai xanh mà còn cải thiện được chất lượng vỏ gai, từ đó gia tăng hiệu quả kinh tế từ cây gai xanh cho gia đình. Việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc và sử dụng phân bón hợp lý sẽ giúp cây gai xanh càng ngày càng chiếm vị trí vững chắc, là cây trồng chủ lực của địa phương.

nông nghiệp An Phước, Cây gai xanhCán bộ nông nghiệp An Phước tìm hiểu và giải đáp khó khăn của người dân trồng gai

Trong thời gian tới, với sự nỗ lực và học hỏi không ngừng từ phía người dân cùng sự đồng hành hỗ trợ của các cán bộ nông nghiệp An Phước, chắc chắn rằng cây gai xanh tại Đà Bắc sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho người dân nơi đây.

(+84) 988 526 259