Truyền thông

TRAO BẰNG TIẾN SĨ CHO NGƯỜI PHỦ XANH NÚI ĐỒI BẰNG CÂY GAI

Bà Đỗ Thị Thuý – Chủ tịch Tập Đoàn An Phước và là tác giả của giống gai xanh AP1 được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam đã được trao bằng Tiến sĩ bởi Đại học Quốc tế Mỹ (IAU) vì những nỗ lực không ngừng nghỉ sau hơn 10 năm nghiên cứu, lựa chọn và phát triển chuỗi giá trị cây gai xanh khép kín từ đồng ruộng đến nhà máy. Những nỗ lực của bà không chỉ giúp bảo vệ và cải thiện môi trường mà còn tạo sinh kế cho hàng ngàn lao động, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên các dân tộc thiểu số.

 

Từ những cánh đồng trơ trọi trên núi…

Bà Đỗ Thị Thúy, chủ tịch tập đoàn An Phước
Bà Đỗ Thị Thúy

Ở các làng vùng núi Tây Bắc tại Điện Biên, Sơn La và các tỉnh khác của Việt Nam, trong nhiều năm qua, người dân tộc Thái, H’mông và Mường đã quen thuộc với một phụ nữ tuổi 50, nhỏ bé nhưng kiên cường và đầy hoài bão. Bà đến từng cánh đồng trên núi để khuyến khích người dân địa phương thay thế những cây trồng kém hiệu quả bằng cây gai xanh. Là lãnh đạo của một tập đoàn lớn, những gì người địa phương thấy ở bà lại là sự giản dị, gần gũi và niềm đam mê vô tận đối với cây gai xanh. Từ một giống cây trồng mới, bà Thúy đã thuyết phục nhiều địa phương trồng cây gai xanh trên diện tích hàng nghìn hecta.

 

Với 30 năm kinh nghiệm trong ngành dệt may, bà Thúy có hiểu biết vô cùng uyên thâm về lĩnh vực may mặc và bà luôn mong muốn tìm kiếm các nguyên liệu bền vững cho thời trang Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Kể từ năm 2012, bà Thúy và các đối tác của bà đã quyết tâm nghiên cứu, chọn lọc và lai tạo thành công giống gai xanh AP1 có đặc điểm ổn định về di truyền và nhiều đặc tính ưu việt như dễ trồng, mọc nhanh và ít bị sâu bệnh. Nếu chăm sóc đúng cách, cây gai trưởng thành có thể được thu hoạch từ 4-6 vụ/năm. Ngoài ra, cây có thể trồng một lần và thu hoạch liên tục trong 10 năm, cho năng suất từ 3,5- 4,0 tấn/vụ/nănông dân cầm cây gai xanhm. Sau khi tách vỏ, phần thân bên trong và lá của cây gai xanh có thể rải lại trên đất để tăng độ phì nhiêu. Vỏ cây gai xanh sẽ được phơi khô và sơ chế trước khi đưa vào nhà máy sợi An Phước Viramie với công suất 1.500 tấn sợi/năm ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Do đó, mỗi hecta cây gai xanh có thể tạo ra thu nhập 60-80 triệu VND/năm (tương đương 2.400 -3.200 USD/năm), gấp 2,5 hoặc 3 lần so với trồng ngô và sắn. Nhờ đó, nhiều gia đình đã cải thiện thu nhập từ khi chuyển sang trồng giống cây gai xanh AP1. Quan trọng hơn, do những cây gai xanh này ít bị sâu bệnh, nên nông dân không còn phải sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, từ đó tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trong khu vực.

 

áo dài làm từ sợi gai
Áo dài làm từ sợi gai tại sự kiện “Áo Dài Của Chúng Ta”

 

…đến sàn diễn thời trang quốc tế.

Sợi gai được biết đến là nữ hoàng của sợi tự nhiên. Các bài kiểm tra cho thấy đến 75% vi khuẩn trong các sản phẩm làm từ sợi gai bị tiêu diệt sau 24 giờ. Đặc biệt, hiệu quả tiệt trùng vẫn đạt 98% sau 50 lần giặt, giúp hạn chế ô nhiễm thứ cấp do vi khuẩn. Hơn nữa, vải gai cũng rất bền và thấm hút tốt, giúp cho người mặc có cảm giác thoáng mát dễ chịu. Do đó, sợi gai làm từ giống gai AP1 đã được ngành công nghiệp thời trang trong nước và quốc tế  đặc biệt ưa chuộng. Trong chương trình thời trang mang tên “Áo dài của chúng ta” được tổ chức tại Hà Nội, 15 nhà thiết kế Việt Nam đã tập hợp lại để thiết kế hơn 600 bộ áo dài làm từ lụa và vải gai vô cùng tinh tế. Chương trình cũng trình diễn các bộ sưu tập lấy cảm hứng từ 15 quốc gia trên thế giới, để lại ấn tượng sâu sắc với công chúng. Điều này cho thấy tính ứng dụng và phổ biến của những bộ áo dài bằng sợi tự nhiên, đặc biệt là sợi gai, được nhiều phụ nữ Việt Nam và quốc tế yêu thích.

 

 

Bà Đỗ Thị Thúy và tấm bằng tiến sĩ danh dự từ Đại Học Quốc Tế Mỹ

…và Đại học Quốc tế Mỹ

Với những đóng góp nổi bật trong việc phát triển và cải thiện chuỗi sản phẩm thời trang “Made in Vietnam” từ giống gai xanh AP1, bà Thúy đã được trao bằng tiến sĩ danh dự từ Đại học Quốc tế Mỹ (IAU), ngôi trường được công nhận là một trong những trường đại học hàng đầu ở California bởi California Herald vào năm 2023. Vinh dự này là kết quả của nhiều năm nỗ lực của bà để nâng tầm vị thế cây gai xanh trong lĩnh vực may mặc Việt Nam và quốc tế. Bà Thuý và các đồng nghiệp của bà vẫn đang tiếp tục thực hiện nhiều dự án nghiên cứu khoa học để hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi xanh của ngành dệt may Việt Nam. Bà đã xây dựng thành công một chuỗi giá trị từ nông nghiệp, sản xuất đến thương mại, mang lại giá trị kinh tế lớn cũng như an ninh xã hội. Nhờ sự lãnh đạo của bà, chuỗi giá trị cây gai xanh đã tạo được việc làm cho 1000 công nhân trong nước và tạo thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân tại Việt Nam. Danh hiệu Tiến Sĩ này cũng sẽ là nguồn động lực để bà Thuý và các đối tác của bà tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng cây gai xanh trong các ngành công nghiệp khác như thực phẩm, thức ăn chăn nuôi để tối đa hóa giá trị của loại sợi này.

Nguồn: Indian Textile magazine

(+84) 988 526 259